Ô nhiễm tiếng ồn là gì
Tiếng ồn là những âm thanh khó chịu ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Nguồn gốc tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường sống của con người là tiếng ồn của các công trình kiến trúc, tiếng ồn giao thông và các tiếng ồn trong sinh hoạt hàng ngày.
Ô nhiễm tiếng ồn (Tiếng Anh: Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
Hầu hết ở các nước phát triển cũng như hiện đại, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa, công trình kiến trúc. Tiếng ồn ngoài trời còn được nói gọn từ tiếng ồn môi trường hay tiếng ồn trong sinh hoạt hằng ngày.
Nguồn gốc của ô nhiễm tiếng ồn
Có 2 nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm tiếng ồn hiện nay:
Nguồn gốc thiên nhiên
Do hoạt động của động đất và núi lửa. Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân thứ yếu, chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn và chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực xảy ra núi lửa hoặc động đất.
Mặt khác, đây không phải là nguyên nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Nguồn gốc nhân tạo
Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng o nhiem tieng on.
Trong sinh hoạt, việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của người xung quanh, nhất là trong các vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm mà được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu.
Hiện nay, các loại phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ cao, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, dẫn đến gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe.
Ở Việt Nam, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể.
Máy bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh không hề nhỏ. Nên có biện pháp di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm thiểu tiếng ồn.
Hơn nữa, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là khá phổ biến. Đây là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể.
Hoạt động công nghiệp và sản xuất thì việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu. Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở sản xuất, của một số khu công nghiệp đã làm cho mức độ tiếng ồn bị ô nhiễm đang ngày càng tăng cao.
Một số nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn khác như:
- Các cuộc biểu tình, các sự kiện công cộng, các sự kiện thể thao (trường bắn, karting…).
- Nguồn từ động vật như tiếng chó sủa, mèo kêu, tiếng chăn nuôi.
- Từ nhà hàng xóm, như tiếng nhạc bật lớn, la hét, tiếng ồn máy cắt, báo động vô tình, pháo hoa.
- Đặc biệt tiếng điện thoại di động ở những nơi công cộng, bao gồm phòng học, hội nghị cũng là một nguồn gây ô nhiễm.
Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Cụ thế như sau:
- Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
- Tác động đến hệ thần kinh trung ương: gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến não bộ gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
- Tác động lên hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
- Tác động lên dạ dày: Làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng tiết axit dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.
Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động.
Cách khác phục ô nhiễm tiếng ồn hiệu quả
Các loại cây xanh hoặc các loại cây cảnh để bàn có tác dụng hấp thu tiếng ồn như cây bách, cây tùng… đều được gọi là “máy hấp thu tiếng ồn”, nếu đặt chúng ở cửa sổ hoặc ban công, chúng có thể làm giảm bớt 30% tiếng ồn từ bên ngoài.
Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn. Khả năng hấp thụ tiếng ồn của cây xanh phụ thuộc vào dải cây xanh rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao hay thấp. Các hàng cây rậm rạp có thể hấp thụ và làm giảm tiếng ồn.
Muốn giảm nhỏ tiếng ồn thành phố, ngoài việc cải tiến thiết kế ô tô, máy móc và những chỗ tiếng ồn tập trung cần lắp đặt các thiết bị tiêu âm thì người ta còn cần trồng nhiều cây xanh ở hai bên đường, trồng nhiều vườn cây để cho cây cối hấp thụ tiếng ồn.
Trồng cây hai bên đường, các tán cây rậm rạp không những che mát trong mùa hè mà còn có thể giảm thấp cường độ tiếng ồn. Đó là vì tán lá cây dày đặc có khả năng hấp thụ âm thanh rất lớn. Khi tiếng ồn thông qua hàng cây, lá cây sẽ hấp thụ một phần sóng âm, khiến cho âm thanh giảm xuống. Thực nghiệm khoa học chứng tỏ: dải cây xanh rộng 10 m có thể giảm 30% tiếng ồn, rộng 20 m có thể giảm 40% tiếng ồn.
Vì cây xanh có khả năng tiêu âm, do đó chúng ta nên trồng nhiều cây xanh trong thành phố, nhất là hai bên đường, xung quanh khu nhà ở, trồng nhiều hoa và cây có nhiều lá vừa giảm tiếng ồn vừa tăng thêm vẻ đẹp cho môi trường.