Hướng dẫn cách chăm sóc cây hồng môn

bởi Cây cảnh Cala
Cây hồng môn

Có nhiều bạn hỏi Cây Cảnh Cala rằng “các chăm sóc Cây hồng môn như thế nào”, “cây hồng môn dễ chăm sóc không”, “cây hồng môn trồng được trong nước không”, “Hồng môn dễ trồng không”. Vì vậy, Cala Garden sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hồng môn đúng cách nhe.

Cây hồng môn

Cây Hồng Môn có xuất từ Colombia và Ecuador. Cây Hồng Môn (Anthurium) là chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae với khoảng 600 – 800 ( có thể  1.000 ) loài phân bố ở vùng Trung và Nam Mỹ.

Được phát hiện năm 1876 ở Colombia. Cây Hồng Môn còn một số tên gọi khác như: Môn Hồng, Vĩ Hoa Tròn, Buồm Đỏ…Trong phong thủy hồn môn tượng trưng cho tình yêu, lòng hiếu khách. Ngoài ra, cây phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, cây sẽ mang đến tài lộc và may mắn cho những người bản mệnh này.

Cây phù hợp làm cây để bàn, phòng khách, quầy lễ tân, trang trí quán cà phê, các góc nhỏ trong nhà. Đặc biệt, Hồng môn còn có tác dụng thanh lọc không khí.

Cây hồng môn

Cây hồng môn

Đặc điểm cây hồng môn

Cây Hồng Môn là loại cây thuộc dòng sống lâu năm, thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá có hình trái tim, phiến lá màu xanh va rộng khoảng 9 – 15cm dài khoảng 18 – 30cm. Cuống là hình trụ dài đến 40cm, cây nổi bật bởi bao quanh hoa hình trái tim màu đỏ ngọc, hồng, cam… nhụy hoa có màu vàng.

Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình. Cây không chịu được ánh nắng trực tiếp, cây có thể sống cả ở trong môi trường thủy sinh và đất nên thường được chọn làm cây cảnh văn phòng, cây cảnh để bàn.

Đặc điểm cây hồng môn

Đặc điểm cây hồng môn

Ngoài ra, cây có thể thanh lọc không khí đem lại nguồn sinh khí mới cho căn phòng. Cây hoa hồng môn là dòng cây cảnh thường được trồng ở văn phòng nên rất dễ chăm sóc và ra hoa liên tục.

Hồng môn có 3 loại là: Tiểu Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn

Cây Hồng Môn có thể được trồng bằng 2 phương pháp đó là: tách bụi hoặc gieo hạt giống. Nếu bạn chọn gieo hạt giống thì chỉ nên gieo trong đất. Còn tách bụi thì bạn có thể trồng được ở 3 môi trường là: đất, nước và bán thủy sinh.

Cách trồng Cây hồng môn trong đất

Đất

Hồng Môn là loại cây không quá kén đất, phát triển tốt được ở các loại đất khác nhau, từ đất sét nặng đến đất cát. Tuy nhiên, cây cần một loại đất hữu cơ cao với khả năng thoát nước tốt để ngăn chặn sự thối rữa của thân và rễ. Do đó, trồng cây Hồng Môn trong đất thịt pha xơ dừa, trấu hun, gỗ nửa mục hoặc bã mía là tối tốt nhất.

Hướng dẫn chăm sóc cây hồng môn

Hướng dẫn chăm sóc cây hồng môn

Nước

Thông thường tưới 2 lần/tuần vào mùa hè và 1 lần/tuần vào mùa đông. Nên đợi đất trong chậu khô hoàn toàn mới tưới nước, với một lượng vừa ướt đất. Không tưới quá nhiều nước vì có thể gây tổn thương rễ và úng vàng lá.

Ánh sáng

Nếu trồng cây trong nhà nên đặt chậu tại nơi ban công, cửa sổ. Chúng ta cũng có thể bật đèn huỳnh quang để cho cây ra hoa đẹp hơn. Tránh đem cây phơi nắng gắt vì sẽ dẫn đến cháy lá và hoa. Đặc biệt, cây sẽ phát triển tốt nếu cây đón được ánh nắng nhẹ buổi sớm trước 10.

Bón Phân

Người trồng cây Hồng Môn nên sử dụng phân phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng với nồng độ 1 kg/300 lít nước để tưới cho cây, khoảng 1 tuần một lần. Ngoài việc tưới phân NPK, bạn cũng nên bổ sung thêm phân bón lá, B1 cho cây Hồng Môn.

Cây hồng môn tím

Cây hồng môn tím

Tỉa lá, cành

Là loại cây có chiều cao trung bình nhưng lại mọc cành và lá rất nhanh, nên cần loại bỏ những cành lá héo khô và những bông hoa phai màu hoặc nâu. Đồng thời, cây Hồng Môn trồng đất dễ phát triển sâu bệnh, nên tỉa lá, cành cũng là cách để phòng ngừa. Trong quá trình đó, chúng ta có thể kết hợp lau lá và vệ sinh bề mặt đất để sâu bọ không trú ngụ.

Cách trồng Cây hồng môn trong nước

Chọn chậu hoặc bình

Cây Hồng Môn trồng trong nước chủ yếu là để chủ nhân, bạn bè có thể quan sát vẻ đẹp của cây. Đồng thời, cách trồng này cũng giúp chậu cây trở nên sang trọng, thanh lịch hơn. Do đó, Cala khuyên các bạn nên chọn chậu trồng nên là chất liệu trong suốt như thủy tinh hay nhựa trong (thủy tinh càng tốt).

Chậu trồng cần có thân đáy bầu lớn để chứa đủ bộ rễ, miệng chậu nhỏ để giúp cây đứng vững. Nếu miệng chậu quá lớn thì có thể sử dụng mút xốp, rọ nhựa để cố định.

Cây hồng môn thủy sinh

Cây hồng môn thủy sinh

Cách trồng

Các bạn có thể tham khảo các bước trồng Hồng môn trong nước như sau:

  • Tách bầu rễ cây ra khỏi chậu đất cũ, dùng tay rung nhẹ hoặc phủi sạch đất khỏi rễ.
  • Xả nước rửa sạch rễ, cắt bỏ rễ già, rễ hư, tỉa bớt cành lá.
  • Đổ nước sạch vào chậu trồng, cho Hồng Môn vào, đảm bảo nước ngập rễ, không ngập lá, cố định thân cây đứng vững.

Lưu ý: Nếu là nước máy, thì nên để ngoài trời từ 3 tới 4 ngày để bay bớt chất tẩy, Clo trong nước.

Thay nước

Thay nước định kì 1 tuần 1 lần, trường hợp bạn quá bận thì có thể lâu hơn, hoặc bất kỳ khi nào nước có dấu hiệu đổi màu, úng rễ cây.

Lưu ý dùng nước sạch, không nhiễm mặn, phèn hay chứa hóa chất như clo. Khi thay nước, bạn hãy rửa sạch bộ rễ, cắt bớt rễ già, úng. Đồng thời với đó là vệ sinh chậu trồng sạch để tăng vẻ đẹp cho cây.

Phân bón

Cũng giống như trồng cây trông đất. Khi trồng thủy sinh, thì cây cũng cần có chất dinh dưỡng. Khoảng 2 tuần, bạn lại nhỏ vào chậu trồng một nắp dung dịch dinh dưỡng Trimix-DT 100ml được phát triển tốt hơn.

Hy vọng với những chia sẻ về Hướng dẫn cách chăm sóc cây hồng môn, các bạn đã có thể thử trồng ngay một chậu cây cảnh để bàn hồng môn để trang trí cho không gian thêm đẹp. Nếu trong quá trình trồng, có bất kỳ thắc mắc nào về cách chăm sóc Cây Hồng Môn, hãy liên hệ ngay với Cây Cảnh Cala hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất nhe.

Khi nào thì tưới nước cho cây hồng môn?

Thông thường tưới 2 lần/tuần vào mùa hè và 1 lần/tuần vào mùa đông. Nên đợi đất trong chậu khô hoàn toàn mới tưới nước, với một lượng vừa ướt đất. Không tưới quá nhiều nước vì có thể gây tổn thương rễ và úng cây.

Cây hồng môn trồng được thủy sinh không?

Cây hồng môn là loại cây có thể trồng trong đất và cả trong nước (thủy sinh). Nếu trồng trong môi trường thủy sinh, hay bán thủy sinh thì cây rất thích hợp làm cây cảnh để bànCây hồng môn thủy sinh

Cây hồng môn có mấy loại ?

Cây Hồng Môn có 3 loại là: Tiểu Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn.

1 lời nhắn

You may also like

1 lời nhắn

Hướng dẫn cách chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử - Cây để bàn TP.HCM February 10, 2020 - 11:17 pm

[…] bạn cũng có thể xem thêm Hướng dẫn cách chăm sóc Cây Hồng Môn, một loại cây để bàn khác cũng rất dễ chăm sóc và đáng […]

Trả lời

Để lại lời nhắn