Nguồn gốc Amoniac
Amoniac là một hợp chất vô cơ. Ở điều kiện tiêu chuẩn, ammoniac (NH3) là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước. Trong tự nhiên, amoniac sinh ra trong quá trình bài tiết và thối rữa xác sinh vật.
Ứng dụng chủ yếu của ammoniac là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn, dùng để làm bánh bao, có mặt trong các chất phụ gia và chất làm trắng sử dụng trong đồ gia dụng.
Trong một số vật kiến trúc, để ngăn chặn tình trạng nứt gãy do thi công vào mùa đông, người ta thường sử dụng chất giãn nở bê tông có hàm lượng kiềm cao và chất ngừa đông trong bê tông có chứa u-rê. Trong những chất phụ gia này, có chứa một hàm lượng amoniac cao, có khả năng bay hơi tùy theo sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.
Ngoài ra, ammoniac được sử dụng trong thành phần chế tạo thuốc uốn tóc, nhuộm tóc.
Tác hại của Amoniac
Theo quy định, hàm lượng amoniac cho phép có trong không khí là 0,20mg/m³. Nếu nồng độ amoniac trong không khí lên tới 500 – 700 mg/m³ có thể gây ra ngộ độc đường hô hấp nghiêm trọng. Nếu hàm lượng là 3500 — 7500mg/m³ có thể gây tử vong.
Gây kích ứng: Amoniac gây kích ứng mắt, họng và đường hô hấp trên. Ở mức độ nhẹ, có thể bị sung huyết và phân tiết nhiều dịch, gây xưng phổi. Ở mức độ nawnjh, gây phù nề phổi, mắc các chứng bệnh liên quan tới đường hô hấp.
Tổn thương thần kinh: Tiếp xúc amoniac ở nồng độ quá cao sẽ gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương, gây co giật. có thể khiến tim ngừng đập và ngừng thở.
Triệu chứng khi bị ngộ độc Amoniac
- Hô hấp: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
- Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, môi sức.
- Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc.
- Thần kinh: Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ.
- Da: Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.
- Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiệm trọng, nôn.
Cần làm gì khi tiếp xúc và sơ cứu người bị ngộ độc amoniac?
Người vào cứu nạn nhân bị ngộ độc amoniac phải dùng mặt nạ.
Hạn chế tiếp xúc với amoniac: Di chuyển ra nơi an toàn, cởi bỏ quần áo có dính khí độc, rửa sạch amoniac dính trên cơ thể bằng nước sạch.
Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh. tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.
Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo một số loại cây cảnh có thể lọc không khí tốt đặc biệt là Amoniac như là: Cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây lan ý…
XEM THÊM TOP 11 CÂY CẢNH HÚT KHÍ ĐỘC TRONG NHÀ SIÊU DỄ THƯƠNG