Cây cảnh lọc khí tốt nhất hay cây lọc không khí để bàn tốt nhất là điều mà mọi người nghĩ ra đầu tiên khi mà vừa muốn một loại cây cảnh để bàn đẹp, vừa có khả năng lọc không khí.
Vì thế, Cây cảnh Cala sẽ giới thiệu các bạn 5 cây cảnh lọc không khí để bàn được ưa chuộng trên thị trường nhất hiện nay.
Cây lọc không khí để bàn
Cây lan ý
Lan Ý là cây thân thảo sống lâu năm, hoa đẹp và mùi hương thơm độc đáo. Vì vậy rất hợp làm cây cảnh để bàn làm việc, hoặc những nơi râm mát, không có ánh sáng (như phòng họp, phòng khách, bếp, nhà tắm,…)
Lan Ý có đặc tính nổi bật là sinh trưởng mạnh mẽ, lan bụi nhanh, có thể nhân giống bằng cách tách bụi. Hoa Lan Ý thuộc loại nở lâu tàn (tầm 3-4 tháng). Cây sống được ở nhiều môi trường, ánh sáng hoặc bóng râm đều được, trồng đất hay trồng nước cũng sinh trưởng tốt.
Cây Lan ý là loại cây đứng đầu danh sách loài cây lọc không khí, không chỉ hấp thụ một số chất gây ung thư như: formaldehyde, benzen và trichloroethylene, lan ý còn hấp thụ cả xylene và toluen hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Lan ý còn hấp thụ năng lượng bức xạ nhân tạo phát ra từ tivi, điện thoại, lò vi sóng, máy tính, đài, đồng hồ điện tử. Là loại cây phù hợp để bàn làm việc, bàn học, phòng khách, trang trí quán cà phê, bàn lễ tân, các không gian nội thất…
Chính nhờ giảm tác hại của bức xạ nên những người điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị thường đặt Cây Lan Ý trong phòng. Các bệnh viện cũng hay trồng cây này để mang lại không gian trong lành, khỏe mạnh hơn cho các bệnh nhân.
Cây lưỡi hổ
Cây Lưỡi Hổ có khả lọc không khi rất tốt. Nó là một trong những loài cây có khả năng lọc không khí ngay cả vào ban đêm.
NASA đã nghiên cứu và công bố về tác dụng của cây. Đó là việc thanh lọc rất tốt không khí và hấp thụ được 107 độc tố. Đặc biệt là khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm không khí, môi trường quanh ta.
Là loại cây hấp thu đến 80% các loại khí độc hại trong phòng như uranium, formaldehyde, trichloroethylene, benzene, ethylether, hydrogen sulfide và vi hạt kim loại nặng…
Một trong số số chất mà cây có thể lọc được là formaldehyde và nitrogen oxide (đây là các độc tố gây nên bệnh ung thư) khoảng 0.938 grams trên giờ.
Lưỡi hổ là loại cây vô cùng đặc biệt vì chúng có khả năng tăng cường oxy vào ban đêm.
Chính vì các lý do này, mà lưỡi hổ là loại cây được ưa chuộng trồng hầu hết trong các gia đình.
Cây ngũ gia bì
Nhiều người biết đến Ngũ Gia Bì như là cây thuốc nam chữa nhiều bệnh, giúp an thần, ngủ ngon giấc. Một số khác cũng cho rằng cây Ngũ Gia Bì là cây cảnh phong thủy mang lại cuộc sống yên ấm, hòa thuận, bình an cho người trồng. Vậy bạn đã biết đến tác dụng lọc không khí của cây Ngũ Gia Bì chưa? Có thể khẳng định đây là cây cảnh lọc khí độc và khói bụi rất tốt đấy nhé.
Đặc biệt, đây là loại cây còn được biết đến như là “khắc tinh của muỗi”. Ở những vùng nông thôn, ẩm thấp, người ta thường hay trồng cây xung quanh nhà. Hoặc đặt chậu nơi phòng ngủ để xua đuổi muỗi và các loại côn trùng nhỏ, bảo vệ sức khỏe.
Cây trầu bà
Cây Trầu Bà hiện tại có rất nhiều loại làm cây cảnh quen thuộc như Trầu Bà Vàng, Trầu Bà Xanh, Trầu Bà Cẩm Thạch, Trầu Bà Sữa, Trầu Bà Leo Cột, Trầu Bà Nam Mỹ… Giống cây này được coi là một trong những cây cảnh lọc không khí tốt nhất, bởi theo nghiên cứu của NASA, cây có thể hấp thu benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen.
Đặc biệt, Cây Trầu Bà là cây dây leo, sức sống mạnh mẽ, trồng trong đất hay trong nước cũng đều sinh trưởng tốt, trong chậu treo hay chậu để bàn đều được.
Cây cau tiểu trâm – Cây lọc không khí để bàn
Với tán lá xanh mướt như một cây dừa mini, cau tiểu trâm không chỉ mang đến không khí trong lành tự nhiên, cải thiện tâm trạng của mỗi người mà cây còn đem may mắn đến cho người sở hữu.
Bạn không cần dùng đến các loại máy lọc không khí tốn kém, chỉ cần trưng vài chậu cây cau trong phòng bạn đã có bầu không khí tuyệt vời.
Theo NASA với khả năng làm sạch không khí bằng cách hút các chất độc, cây còn có thể vô hiệu hóa nhiều loại chất độc có khả năng gây ung thư: bức xạ từ máy tính, chất độc thải ra từ động cơ xe, xăng dầu, khói thuốc lá, các tia bức xạ từ đồ điện tử…
Một số loại khí độc trong nhà mà bạn nên biết
Amoniac: Là một hợp chất vô cơ. Ở điều kiện tiêu chuẩn, ammoniac (NH3) là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước. Trong tự nhiên, amoniac sinh ra trong quá trình bài tiết và thối rữa xác sinh vật.
Bụi công nghiệp: Là một trong những chất gây ô nhiễm không khí phổ biến, có kích cỡ thường to khoảng từ 1µm trở lên, những hạt bụi có đường kính khoảng 10µm có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp của con người. Những hạt bụi mà mắt thường nhìn thấy được nhỏ nhất cũng vào khoảng 100µm, bởi vậy những hạt bụi công nghiệp không nhìn thấy được gây nguy hại nghiêm trọng tới phổi.
Bức xạ điện từ: Là quá trình truyền năng lượng điện từ trường ra không khí đưới hình thức các sóng điện từ, nó bao gồm bức xạ điện li (như tia X, tia gam-ma) và bức xạ phi điện li (như sóng điện vô tuyến, vi sóng, tia hồng ngoại, tia tử ngoại…)
Xylene là chất lỏng trong suốt, không màu, độ bay hơi vừa, hòa tan với cồn, ether, dầu thực vật và hầu hết các dung môi hữu cơ khác nhưng không tan trong nước.
Toluen hay còn gọi là metylbenzen hay phenylmetan, là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước. Toluen là một hydrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi rộng rãi trong công nghiệp như nước hoa nước giặt, một số loại thuốc lá…
Benzen: Là một hydrocacbon thơm, trong điều kiện thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy. Benzen được sử dụng rộng rãi trong đời sống, là dung môi quan trọng trong công nghiệp, là chất để điều chế dược phẩm, cao su tổng hợp, thuốc nhuộm, sơn, sơn chống thấm… Và đó cũng là nguồn phát tán benzene vào không khí chủ yếu. Ngoài ra, benzen còn được phát tán ra không khí từ khói thuốc lá, mực máy in, máy fax và thuốc tẩy.
Formaldehyde được biết đến như là metanal, ở điều kiện bình thường là một chất khí không màu, có tính kích thích và mùi hăng mạnh, dễ hòa tan trong nước. Độc tính của formaldehyde rất cao, tuy nhiên vì Formaldehyde có tính kết dính cao, có thể gia tăng độ cứng cho các vật liệu dạng miếng, còn có thể dùng để dính và cố định tường, nền nhà, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa côn trùng, mỗi mọt…
Cách nhận biết không khí bị ô nhiễm thông qua cây lọc không khí
Với 5 loại cây lọc không khí để bàn ở trên, và nhiều cây khác mà Cala Garden không đề cập thì qua quá trình quang hô hấp khói bụi và khí độc hại, thường thì lá cây sẽ bám bẩn. Lúc này, chúng ta sẽ dễ dàng quan sát được mức độ ô nhiễm của không khí dựa vào màng bụi bám trên lá cây. Bụi màu càng sậm, càng dày đặc thì không khí càng ô nhiễm.
Hiện nay, tại các thành phố lớn xảy ra tình trạng ô nhiễm do bụi mịn hay bụi công nghiệp – một loại bụi sinh ra từ khói các phương tiện giao thông, công trình xây dựng, nhà máy điện, công trình công nghiệp, đốt rác thải, … Bụi mịn gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người, làm suy giảm chức năng phổi, gây hen, thậm chí có thể gây biến đổi ADN. Ở trong nhà đóng kín cửa vẫn có nguy cơ mắc phải bụi mịn. Do đó, trồng cây xanh quanh nhà là một giải pháp không tệ phải không nào.
Khi chúng ta trồng cây để lọc khói bụi, thì cây cũng cần được lau sạch bề mặt lá, chúng ta có thể lau bằng vải ướt để lỗ khổng của cây có chỗ “thở”, cây được sống lâu và khỏe mạnh hơn cũng như hút khói bụi tốt hơn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể xịt nước trực tiếp lên lá cây (trừ sen đá, xương rồng).
Hy vọng, với Top 5 cây cảnh lọc khí để bà được mua nhiều nhất của Cala Garden sẽ giúp ích được cho các bạn.