Cây xương rồng

bởi Cây cảnh Cala
Cây xương rồng

Cây xương rồng có tuổi thọ cao, sức sống mãnh liệt dù trong môi trường khắc nghiệt thể hiện ý nghĩa phong thủy khí chất cao ngút ngàn, sức khỏe, tình yêu và sự trường thọ. Cách trồng và chăm sóc đơn giản ai cũng có thể sở hữu.

Hôm nay, Cây Cảnh Cala sẽ cùng tìm hiểu về loài cây vẻ ngoài khô khang nhưng cực kỳ hữu ích này nhe.

Cây xương rồng

Cây xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển như thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài ký sinh trên các loài cây khác để phát triển. 

Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ, nhất là ở các vùng xa mạc. Cũng có một số loại cây phát triển mạnh ở rừng nhiệt đới. Là loại cây có gai và thân chứa đầy nước.

Cây xương rồng

Cây xương rồng

Đặc điểm cây xương rồng

Xương rồng thuộc họ Cactaceae, tên tiếng Anh Cactus được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng có từ 1500 đến 1800 loài thuộc từ 25 đến 250 chi khác nhau, có môi trường sống đa dạng như như sa mạc, vùng nhiệt đới, hoang mạc khô cằn, khí hậu khô nóng.

Xương rồng ít khi ra hoa, hoa cũng rất ít, đa số chỉ có một bông, nhưng màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Mỗi loại xương rồng khác nhau sẽ có hình thái hoa và sắc hoa khác nhau, từ hồng, đỏ, vàng, trắng, tím, xanh,…

Đặc điểm cây xương rồng

Đặc điểm cây xương rồng

Xương rồng trồng kiểng phải được chăm sóc trong điều kiện đủ nắng, đủ thoáng thì cây mới nở hoa. Hoa xương rồng nở chậm, theo chu kỳ từ 6 đến 12 tháng ra một lần tùy loại. Hoa mọc lên trực tiếp từ thân, đối xứng 2 bên và có màu sắc sặc sỡ như màu tím, hồng, cam, đỏ,… mặc dù cây vẻ bề ngoài gai góc nhưng khi nở hoa đã làm say đắm biết bao người.

Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.

Là loài cây có tuổi thọ rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm.

Ý nghĩa cây xương rồng

Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc rằng những người nhìn bề ngoài có thể khô khan nhưng bên trong họ lại rất giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái thương người.

Xương rồng sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Đó là ý nghĩa tượng trưng muốn nhắn nhủ mỗi người dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt thế nào thì cũng không được lùi bước, cố gắng vươn lên vượt mọi vất vả đắng cay để đạt được thành công.

Ý nghĩa cây xương rồng

Cây xương rồng hợp mệnh gì, tuổi gì?

Trong phong thủy cây xương rồng hợp tuổi gì? Đó là tuổi Thìn (Nhâm Thìn – 1952; Giáp Thìn – 1964; Bính Thìn – 1976; Mậu Thìn – 1988; Canh Thìn – 2000, Nhâm Thìn – 2012). Những người tuổi Rồng có tính cách đặc trưng là luôn tràn đầy sinh lực và sức khỏe dồi dào, hay dấn thân, sống cuồng nhiệt hết mình. Tuổi Thìn trồng xương rồng phong thủy là một lựa chọn khá hợp lý để hóa giải sát khí, tích tụ năng lượng may mắn, vươn lên thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Hoa xương rồng rất đẹp, nhưng ít khi nở. Do đó, nếu xương rồng nở hoa, đó không chỉ là dấu hiệu báo điềm lành sắp đến.

Hoa xương rồng còn là kết tinh của biết bao nỗ lực cố gắng, là niềm hạnh phúc lớn lao, hay cũng là biểu tượng của tình yêu rực lửa, mãnh liệt.

Cây xương rồng

Cây xương rồng

Lợi ích của cây xương rồng

Có thể bạn không biết, xương rồng có rất nhiều lợi ích ngoài trang tí như: làm món ăn, làm thuốc chữa bệnh, thanh lọc không khí

Trang trí

Đối với loài xương rồng to thì với đặc tính nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên xương rồng được trồng ở các hàng rào có tác dụng bảo vệ quanh khu nhà ở, tường rào trên cao tạo cảnh quan trang trí đẹp mắt lại có tác dụng đảm bảo an ninh rất tốt.

Còn đa số hiện nay, các loài xương rồng mini thường được mọi người ưa chuộng vì có thể làm loại cây cảnh để bàn, cây trang trí trong nhà siêu dễ thương.

Cây xương rồng làm quà tặng

Cây xương rồng làm quà tặng

Làm món ăn

Sẽ có rất nhiều bạn sẽ bất ngờ, bởi xương rồng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn, tuy nhiên không phải loại nào cũng ăn được. Cũng tùy thuộc hệ xương rồng.

Các bạn có biết trái thanh long là một trong những loại quả phổ biến nhất của loài xương rồng có thể ăn được và có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các vitamin cho con người không.

Thuốc chữa bệnh

Ngoài có tác dụng làm thực phẩm, thức ăn cho động vật. Cây còn có một số loại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh sử dụng trong y học.

Thanh lọc không khí

Dù xương rồng lá ít hoặc tiêu biến thành gai nhọn nhưng thân cây vẫn có chức năng quang hợp hấp thụ khí cacbonic nhả ra oxy, giúp làm sạch không khí trong lành hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng

Nếu bạn đang có ý định trồng xương rồng hoặc đang trồng xương rồng có thể tham khảo thêm về cách chăm sóc loài cây này nhe

Nước

Hầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao.

Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm mát, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những loài xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm, đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt.

Cách chăm sóc cây xương rồng

Cách chăm sóc cây xương rồng

Ánh sáng

Là cây ưa sáng mạnh, vị trí thích hợp nhất cho xương rồng là những nơi có ánh nắng thường xuyên giúp cây phát triển ổn định. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải phơi nắng sáu tiếng đồng hồ.

Đất

Là cây chịu khô hạn không hợp đất ẩm, đất giữ ẩm giữ nước sẽ khiến cây thối rễ. Nên lựa chọn các loại đất tơi xốp thoát nước nhanh, trộn đất trước khi trồng với vụn xỉ than hoặc đá nhỏ để tạo độ thông thoáng cho đất.

Là một loài cây mạnh mẽ và có sức sống bền bỉ, Cây xương rồng hoàn toàn xứng đáng được bạn chọn làm cây cảnh để bàn cho mình, hoặc có thể tặng cho người thân, bạn bè. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Cây Cảnh Cala để được tư vấn thêm nhé!

0 lời nhắn

You may also like

Để lại lời nhắn