Bụi công nghiệp – TÁC NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SỐNG

bởi Cây cảnh Cala
ô nhiễm không khí

Bụi công nghiệp là gì

Bụi công nghiệp là một trong những chất gây ô nhiễm không khí phổ biến, có kích cỡ thường to khoảng từ 1µm trở lên, những hạt bụi có đường kính khoảng 10µm có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp của con người. Những hạt bụi mà mắt thường nhìn thấy được nhỏ nhất cũng vào khoảng 100µm, bởi vậy những hạt bụi công nghiệp không nhìn thấy được gây nguy hại nghiêm trọng tới phổi.

Nguồn gốc bụi công nghiệp

Bụi công nghiệp có nguồn gốc rất đa dạng: một số được thải ra trực tiếp từ các nguồn ô nhiễm như ống khói và các loại xe có động cơ, một số loại bám trên các chất ô nhiễm hóa học và các vi khuẩn gây bệnh, còn một số có trong các hóa chất trong không khí như các chất ôxy hóa, Nitơ oxit…

Bụi công nghiệp

Bụi công nghiệp

Trong môi trường nhà ở, bụi công nghiệp đa số đều có trong những nơi bụi tích tụ nhiều nhưng ít được quét dọn như gầm giường, gầm bàn ghế hay ở những nơi dễ tích tụ bụi hữu cơ như thảm, đệm ghế, các sản phẩm bằng len dạ.

Các nhiên liệu trong gia đình như than tổ ong, dầu, khí đốt tự nhiên, củi… cũng có thể thải ra nhiều bụi khói nguy hiểm. Khói thuốc lá cũng có thể thải ra bụi. Sơn tường cũng là một nguồn chính sinh ra bụi công nghiệp. Phấn hoa và nấm cũng có thể xâm nhập vào trong nhà.

Đặc tính của bụi công nghiệp

Chúng ta có thể căn cứ vào tính chất của bụi để bước đầu phán đoán mức độ nguy hại của nó.

Thành phần hóa học và nồng độ trong không khí của bụi công nghiệp trực tiếp quyết định mức độ tổn thương của nó tới cơ thể người. Một số bụi kim loại khi đi vào đường hô hấp của con người có thể gây ra hiện tượng trúng độc kim loại. Cùng một loại bụi công nghiệp, nếu nồng độ trong không khí càng cao, lượng hít vào càng nhiều thì càng nguy hiểm.

Độ phân tán của bụi cao, tốc độ lắng chậm, mức ổn định cao nên tỷ lệ bụi xâm nhập vào cơ thể người cũng cao. Mức độ ổn định cũng có liên quan tới mật độ và hình dáng của bụi. Những hạt bụi lớn (khoảng 10µm) đa số đều bị ngăn lại tại đường hô hấp trên, những hạt bụi nhỏ (khoảng 5µm trở xuống) có thể đi sâu vào trong đường hô hấp.

Ảnh hưởng của bụi công nghiệp có độc (như chì, thạch tín) đối với cơ thể người tỉ lệ thuận với độ hòa tan. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ như bột mì, đường rất đễ hòa tan trong cơ thể người nhưng lại không gây tổn thương gì lớn cho cơ thể, còn thạch anh, amiang, mặc dù độ hòa tan không cao nhưng lại vô cùng nguy hiểm.

Do điện tích khác nhau mà tính ổn định trong không khí của bụi công nghiệp cũng khác nhau. Thông thường, những hạt bụi mang điện tích thường bị giữ lại trong cơ thể.

Sức đề kháng của cơ thể người đối với bụi công nghiệp

Cơ thể người có khả năng đề kháng đối với bụi xâm nhập vào đường hô hấp. Khi bụi chui vào đường hô hấp, thông qua kết cấu của đường hô hấp, sự thay đổi hướng không khí và nội tiết trong cơ thể khiến những hạt bụi lớn trên 10µm bị lắng lại trong khoang mũi và đường hồ hấp trên rồi bị thải ra ngoài. Do bụi có tác dụng kích thích tới niêm mạc đường hô hấp trên nên các mao mạch trong khoan mũi nở ra, tiết ra chất nhầy, có thể trực tiếp ngăn chặn bụi.

Tại đường hô hấp dưới, thông qua sự phân bố của phế quản, tốc độ không khí giảm và thay đổi phương hướng có thể khiến bụi lắng lại trên vách của phế quản. Những hạt bụi xâm nhập vào trong túi phổi, một phần được bài tiết ra ngoài qua hô hấp, một phần bị tế bào nuốt vào, sau đó được chuyển lên bề mặt niêm mạc phế quản và được đưa ra ngoài.

Tác hại đối với sức khỏe con người

Rất nhiều thể khí, thể lỏng và một số nguyên tố kim loại có trong bụi công nghiệp có thể xâm nhập vào cơ thể  người thông qua hô hấp, đi vào phổi và bám trên vách phế quản gây ra các bệnh về đường hô hấp. Các nhà khoa học Đức cũng đã phát hiện ra rằng, những hạt bụi công nghiệp nhỏ trang không khí có thể làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới tần số đập của tim và khiến các tổ chức phổi dễ bị viêm.

Bui công nghiệp ô nhiễm môi trường

Bui công nghiệp ô nhiễm môi trường

Khi lượng bụi xâm nhập vào phổi đạt đến một số lượng nhất định sẽ khiến tổ chức phổi bị xenlulo hóa khiến tổ chức phổi dần dần bị xơ hóa, mất đi chức tiếng hô hấp thông thường, gây ra bệnh ho dị ứng, bao gồm chứng viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, ung thư phổi và các căn bệnh khác liên quan tới phổi.

Các loại bụi có đặc tính khác nhau cũng gây ra các tác hại khác nhau tới cơ thể. Trong đó, bụi trong phòng thường kết hợp với nhiều nhân tố độc hại khác, gây ra nhiều loại bệnh cho con người.

Ví dụ: Như sau khi bụi có độc có thể hòa tan xâm nhập vào đường hô hấp sẽ rất nhanh chóng được hấp thụ vào máu, gây ra trúng độc. Bụi có phóng xạ có thể gây ra những tổn thương do phóng xạ, một số loại bụi cứng có thể gây tổn thương giác mạc và kết mạc, khi bụi bít tuyến mỡ dưới da và có những kích thích có thể gây ra dị ứng, viêm nang lông, mưng mủ và da nứt nẻ. Khi bụi xâm nhập vào tai ngoài, kết hợp với mỡ da tạo thành ráy tai…

Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, bụi trong phòng, còn trở thành một cái giường êm ái cho nắm mốc và côn trùng, tăng thêm tỉ lệ nhiễm bệnh cho người.

Muốn loại bỏ triệt để bụi công nghiệp trong môi trường trong phòng là một việc vô cùng khó khăn, ngoài việc tăng cường làm vệ sinh và thường xuyên tiến hành thông gió trong phòng, duy trì không khí trong sạch, bạn cũng có thể trồng các loại cây cảnh để giảm bớt lượng bụi trong không khí.

Các bạn có thểm tham khảo một số loại Cây cảnh lọc không khí tại Cây Cảnh Cala để có thêm nhiều thông tin nhe.

 

1 lời nhắn

You may also like

1 lời nhắn

Benzen - Tác nhân gây ô nhiễm môi trường sống - October 22, 2019 - 10:59 pm

[…] cũng có thể tham khảo thêm các tác nhân khác gây ô nhiễm môi trường như là Bụi Công nghiệp, Formaldehyde để có thêm nhiều thông tin về môi trường sống của chúng ta […]

Trả lời

Để lại lời nhắn